Gia Hưng Phúc chia sẻ một số kinh nghiệm sắp xếp đồ đạc sau khi chuyển sang nhà mới để không gian ngôi nhà của bạn luôn ngăn nắp, không bề bộn để nhanh chóng ổn định tại chỗ ở mới.
Việc ổn định sau khi chuyển nhà mới rất quan trọng và bạn cần bắt tay vào thực hiện ngay lập tức kể từ khi dịch vụ chuyển nhà hoàn thành công việc vận chuyển đồ đạc tới nhà mới.
Bố trí lại đồ đạc trong phòng khách
Phòng khách là nơi thường xuyên tiếp khách, do vậy không gian phải đảm bảo sáng sủa, thẩm mỹ.
Khi sắp xếp đồ đạc trong phòng khách, chúng ta cần quan tâm những việc sau:
- Bố trí đồ nội thất phải phù hợp với phong cách thiết kế và không gian phòng khách.
- Nên bố trí phòng khách với phong cách mở, tạo không gian thoáng.
- Đồ đạc nội thất bố trí tận dụng tối đa các góc của phòng khách, tránh việc đặt quá nhiều đồ đạc gây bức bí, rối mắt cũng như giảm tính thẩm mỹ của căn phòng.
- Không trang trí quá nhiều thứ trong phòng khách, trang trí theo phong cách để tạo điểm nhấn của chủ nhà.
- Đồ nội thất có màu sắc nổi bật để tạo điểm nhấn cho căn phòng. Hoặc bạn có thể lựa chọn nội thất có tông màu nhạt, dễ chịu và hài hòa với màu sơn tường và giúp tạo cảm giác không gian rộng hơn.
- Ưu tiên sử dụng đồ nội thất thông minh bởi chúng không chỉ giúp tiết kiệm diện tích mà còn đảm bảo sử dụng tối đa được công năng.
Tận dụng không gian phòng bếp
Đồ dùng nhà bếp với rất nhiều món đồ nhỏ sắp xếp hợp lý, để không gian không trở nên lộn xộn, tăng hiệu năng sử dụng nhà bếp.
Đồ nội thất trong bếp chia thành các khu vực sau:
- Khu vực bàn ăn: Bộ bàn ghế ăn
- Khu vực vệ sinh: Bồn rửa chén, máy rửa bát (nếu có) cùng với tủ để chén đĩa, đũa, thìa,…
- Khu vực nấu nướng: Bếp từ, nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, hệ thống hút mùi.
- Khu vực chất thải: Thùng rác ở khu vực sơ chế đồ ăn hoặc dưới bồn rửa.
- Khu vực thực phẩm: Tủ để đồ khô, tủ lạnh, gia vị… nên được bố trí cách biệt với khu vệ sinh bồn rửa, tránh độ ẩm và đảo bảo an toàn, độ bền cho các thiết bị nhà biết điện thử, thực phẩm không bị mốc.
Xử lý đồ đạc cho phòng ngủ
Sắp xếp đồ dùng phòng ngủ phụ thuộc vào không gian nội thất có trong phòng ngủ, diện tích, hướng cửa chính, cửa sổ. Bố trí phù hợp theo kích thước nội thất và không gian phòng ngủ.
- Giường ngủ: Đặt ở vị trí trung tâm phòng hoặc đặt giường sát cạnh một bên tường.
- Tủ quần áo: Đặt góc phòng, sát tường.
- Bàn học, bàn làm việc: Đặt ở góc có ánh sáng nhưng không được chiếu trực tiếp vào thiết bị máy tính làm việc.
- Bố trí đồ đạc phòng ngủ sao cho dễ vệ sinh, tránh việc hay va chạm đồ đạc để đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Lưu ý đồ đạc trong phòng tắm
Bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở là nhà vệ sinh sẽ cần đảm bảo hợp lý, tránh mất điện tích, an toàn điện, chống trơn trượt, dễ dàng sử dụng.
- Kệ treo đồ: Tận dụng không gian ở các góc, dễ dàng với lấy các loại dầu gội, sữa tắm…
- Vòi sen: Xa nguồn điện, thường bố trí trung tâm phòng tắm
- Gương: Bố trí gần cửa phòng tắm.
- Móc treo đồ: Tránh nơi có thể tiếp xúc với nước.
- Cần bố trí đồ trong nhà tắm gọn gàng, đơn giản.
Gia Hưng Phúc hi vọng với những kinh nghiệm sắp xếp đồ đạc một cách tối ưu như trên, bạn có thể áp dụng hiệu quả và nhanh chóng cho nơi ở mới của gia đình mình. Chúc bạn thành công!